Chứng nghiện điện thoại thông minh có thật và tất cả chúng ta cần phải hạn chế tình trạng này.
Khi smartphone dần trở thành vật bất ly thân đối với nhiều người, chứng nghiện điện thoại thông minh hoàn toàn có thật. Nhiều người không thể tách rời khỏi mạng xã hội, trò chơi trên thiết bị di động hay các chương trình truyền hình yêu thích của mình
Các chuyên gia nói gì về thời gian sử dụng thiết bị?
Ảnh minh hoạ.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng điện thoại thông minh quá mức sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Các tác động này bao gồm: cận thị, khô mắt mãn tính, có mối tương quan chặt chẽ tới sự phát triển của trầm cảm, lo lắng và thậm chí là suy nghĩ tự tử.
Nghiện điện thoại thông minh
Bản thân điện thoại thông minh không hề xấu. Chúng giúp chúng ta kết nối với những người thân yêu, giúp chúng ta ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt bằng camera tiện lợi và cứu chủ nhân trong những tình huống nguy hiểm.
Tuy nhiên, các nền tảng phát sinh nhờ chúng lại là một câu chuyện khác.
Các mạng xã hội được thiết kế để gây "nghiện" bằng cách liên tục đưa ra các nội dung cuốn hút, đáp ứng nhu cầu của người dùng. Cùng với đó, các trò chơi cũng kích thích người dùng chi tiền để có cơ hội nhận được các vật phẩm hiếm.
Ảnh minh hoạ.
Điều này nguy hiểm nhất ở những người dưới 25 tuổi. Lý do là vỏ não trước trán - phần não chịu trách nhiệm kiểm soát xung động chưa được phát triển đầy đủ ở độ tuổi đó.
Không những thế, chứng "nghiện" smartphone cũng đặc biệt nguy hiểm đối với những người có vấn đề về kiểm soát xung động dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm những người bị rối loạn lạm dụng chất gây nghiện, các bệnh tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn trầm cảm nặng cũng như các rối loạn phát triển thần kinh như ADHD và chứng tự kỷ.
Giới hạn thời gian sử dụng màn hình
Rõ ràng, người dùng không thể bỏ hoàn toàn iPhone, iPad hay xoá các tài khoản mạng xã hội. Tuy nhiên, mọi thứ đều cần có chừng mực. Việc giảm thời gian sử dụng màn hình sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Đầu tiên, hãy chú ý đến thói quen sử dụng thiết bị hiện tại. Giờ đây, Apple đã có tính năng theo dõi thời gian sử dụng thiết bị trên iPhone và iPad. Để kiểm tra, người dùng có thể mở ứng dụng Cài đặt (Settings), sau đó nhấn Thời gian sử dụng (Screen Time).
Ảnh minh hoạ.
Ở đó, người dùng sẽ thấy bản tóm tắt nhanh về tần suất sử dụng thiết bị của mình.
Các chuyên gia khuyên người dùng chỉ nên dành hai giờ sử dụng thiết bị "cá nhân" mỗi ngày, không chỉ giới hạn ở việc chỉ sử dụng điện thoại. Thời gian này áp dụng cho tất cả các màn hình — chơi game, điện thoại, duyệt web và TV.
Ví dụ: nếu bạn dành ra 8 giờ để sử dụng thiết bị cá nhân mỗi ngày, hãy đặt ra một số giới hạn. Theo các chuyên gia, người dùng nên giới hạn thời gian sử dụng TikTok, Instagram, Facebook và X.
Cách đặt giới hạn thời gian sử dụng thiết bị cho mỗi ứng dụng trên iPhone và iPad:
1. Mở ứng dụng Cài đặt (Settings)
2. Nhấn vào Thời gian sử dụng (Screen Time)
3. Nhấn vào Giới hạn ứng dụng (App Limits)
4. Nhấn vào Thêm giới hạn (Add Limit)
5. Nhấn vào danh mục ứng dụng muốn giới hạn
6. Nhấn vào ứng dụng muốn giới hạn
7. Đặt giới hạn thời gian - ban đầu nên giảm 10-15%
8. Nhấn vào Thêm - Add
Ảnh minh hoạ.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng tính năng Downtime. Đây là tính năng cho phép người dùng đặt lượng thời gian không sử dụng màn hình. Sau khi được bật, chỉ những ứng dụng bạn chọn và cuộc gọi điện thoại mới xuất hiện.
Cách cài đặt Downtime trên iPhone và iPad:
1. Mở ứng dụng Cài đặt (Settings)
2. Nhấn vào Thời gian sử dụng (Screen Time)
3. Nhấn vào Downtime
4. Nhấn vào Toggle on downtime
5. Đặt số giờ bạn muốn ngừng sử dụng ứng dụng/ nhóm ứng dụng
Theo mặc định, ứng dụng Điện thoại, Tin nhắn và Apple Maps là những ứng dụng duy nhất được bật trong Downtime. Tuy nhiên, trong menu Downtime, người dùng có thể chọn các ứng dụng trong Always Allowed -Luôn được phép để bật trong thời gian Downtime.
Comments